Nguyên nhân nhược thị có thể do di truyền hoặc do các bệnh về võng mạc, biến chứng tật khúc xạ nặng… Điều này cũng có nghĩa là trẻ em hay người lớn đều có nguy cơ bị nhược thị. Thế nhưng, nhiều người có vẻ quen với khái niệm nhược thị trẻ em hơn. Từ đó nghĩ rằng đây là bệnh của trẻ nhỏ rồi xem nhẹ việc chăm sóc mắt. Đây là suy nghĩ sai lầm, có khi còn dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Nguyên nhân nhược thị là gì?
Nhược thị là gì? Đây là tình trạng bị giảm thị lực ở một hoặc cả hai bên mắt do không sử dụng trong quá trình phát triển thị lực. Nếu nghiêm trọng, sẽ gây mất thị lực ở mắt yếu hơn.
Về cơ bản, cơ chế sinh ra nhược thị là do sự bất thường của trục thị giác khiến tín hiệu thị giác của hai mắt khác nhau. Khi đó, não bộ sẽ có sự chọn lọc, bỏ qua tín hiệu của mắt yếu. Lâu dần khiến mắt yếu tự loại bỏ chức năng, thị lực giảm nhanh và mắt nhược thị.
Theo tìm hiểu, những đối tượng dễ bị nhược thị như: trẻ sinh non, trẻ chậm phát triển. Hay như những bé sinh ra trong gia đình có người bị các bệnh về mắt, bị nhược thị… Thì khả năng cao cũng gây nhược thị ở trẻ em.
Riêng với người lớn, nguyên nhân nhược thị có thể do tật khúc xạ cận/viễn/loạn nặng. Đặc biệt, những ai bị bất đồng khúc xạ hai mắt chênh lệch nhau trên 2 độ dễ bị biến chứng nhược thị.
Ngoài ra, nhược thị ở người lớn và trẻ em còn do các bệnh gây cản trở ánh sáng đi đến võng mạc. Như là: sụp mí nặng, đục thủy tinh thể bẩm sinh, tổn thương dịch kính… Thêm nữa, nhiều nghiên cứu cũng chứng minh rằng mắt lác có thể gây ra nhược thị.
Ở Việt Nam, có từ 2% – 4% trẻ em bị lác và có đến 50% trong số đó bị nhược thị. Do đó, bố mẹ cần chú ý đến sức khỏe của trẻ, nếu có dấu hiệu của nhược thị phải khám ngay. Phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ tăng tỷ lệ chữa khỏi đấy!
Có thể chữa mắt nhược thị khỏi hoàn toàn không?
Chắc chắn, nhược thị không phải là bệnh cần cấp cứu và chữa khỏi ngay lập tức. Thế nhưng, các bạn cũng không thể vì vậy mà nghĩ rằng không nguy hiểm. Thực tế, nó là nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực ở trẻ em.
Vậy nhược thị là gì có chữa được không? Để trả lời câu hỏi này thì cần xem xét nhiều yếu tố, nhất là tuổi tác. Tỷ lệ thành công chỉ khả quan khi các bé còn nhỏ. Ngược lại, cách chữa nhược thị ở người lớn dù chọn phẫu thuật cũng không thể khỏi hoàn toàn. Trường hợp mắt lác gây nhược thị thì chọn mổ mắt cũng chỉ giúp “sửa chữa cơ mắt”. Cách này chỉ giúp mắt không bị lệch trục, cải thiện về mặt thẩm mỹ chứ không thể khỏi hoàn toàn nhược thị.
Chủ động phòng tránh nhược thị trước khi quá muộn
Người lớn bị nhược thị có chữa được không? Có lẽ đáp án đã khiến nhiều người thất vọng. Vậy nếu đã biết nguyên nhân nhược thị thì sao không chủ động ngăn chặn ngay từ đầu? Ít nhất, hãy áp dụng mọi cách để ngăn ngừa bệnh ngay từ khi còn nhỏ.
- Quan sát và hướng dẫn trẻ tư thế ngồi học, khoảng cách an toàn giữa mắt với: sách vở, máy tính, điện thoại… Phòng học của trẻ cũng cần đảm bảo ánh sáng hợp lý, bàn ghế thiết kế khoa học vừa tầm. Chưa hết, không nên để bé lạm dụng các thiết bị điện tử cả ngày vì ánh sáng xanh nhân tạo gây hại mắt.
- Thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý và ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ, vitamin tốt cho mắt.
- Các bậc phụ huynh nên chủ động đưa trẻ đi đo khám mắt 2 lần/năm. Đối với các bé có nguy cơ cao bị bệnh thì nên khám tổng quát toàn diện càng sớm càng tốt. Chẳng may bé thật sự bị nhược thị thì chữa trị sớm và duy trì lịch khám định kỳ.
Trên đây là một vài thông tin giải đáp thắc mắc “Nguyên nhân nhược thị là gì? Có thể chữa khỏi hoàn toàn không?”. Tại TPHCM, các bạn có thể ghé Mắt kính Butitan khi có nhu cầu đo mắt, cắt kính và sửa kính. Nếu cần tư vấn thêm về: gọng kính, tròng kính, các vấn đề về mắt… Hãy liên hệ qua Hotline: 0902815245, Tư vấn Zalo, kênh Youtube và Fanpage Mắt Kính Titan Hồ Chí Minh để các chuyên gia của BUTITAN hỗ trợ nhé!
Phong Linh