Cách khắc phục mắt cận ở trẻ em khó hơn ở người lớn rất nhiều. Bởi lẽ, không phải người lớn nào cũng chăm sóc mắt cận đúng cách chứ nói gì đến trẻ em. Nhiều trường hợp các bé tăng đến 2 – 3 độ cận trong một năm, thậm chí bị lệch khúc xạ hai mắt. Tình trạng này khá nguy hiểm, dễ biến chứng thành nhược thị.
Vậy nguyên nhân cận thị học đường là gì? Làm thế nào để khắc phục hiệu quả? Để biết đáp án hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Cận thị học đường – Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Cận thị học đường là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Vài năm gần đây, tỷ lệ trẻ em bị cận thị ngày càng tăng cao. Không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập của trẻ mà còn tiềm ẩn nhiều hệ lụy nguy hiểm.
Theo thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương, ước tính có đến hơn 6 triệu trẻ em bị cận thị. Con số này chưa phản ánh đúng thực tế vì rất ít trẻ em ở vùng nông thôn được kiểm tra mắt định kỳ. Do đó, dấu hiệu của cận thị nhẹ dễ bị “ngó lơ” đồng nghĩa với việc bỏ qua giai đoạn vàng để điều chỉnh cận thị.
Theo tìm hiểu, nguyên nhân trẻ bị cận thị thường do 2 nguyên nhân chính. Đó là: cận thị di truyền và cận thị học đường. Trong đó:
- Cận thị di truyền do bố/mẹ bị cận thị độ cao trên 6.00 diop. Nếu bị cận do di truyền thì tiến triển rất nhanh kèm theo các biến chứng như: bong võng mạc, Glocom… Có điều tỷ lệ trẻ bị cận di truyền khá thấp.
- Cận thị học đường do bé không biết cách chăm sóc mắt đúng cách. Những thói quen tưởng chừng vô hại như: lạm dụng thiết bị điện tử, ngồi sai tư thế, đọc sách học tập trong môi trường thiếu sáng… Đều khiến khả năng điều tiết của mắt có vấn đề và dẫn đến việc bị tật khúc xạ.
Người lớn chúng ta có thể chủ động đi khám mắt bất cứ lúc nào. Riêng với trẻ em thì mọi chuyện lại khác. Vì còn nhỏ tuổi, dù có triệu chứng thì các bé cũng không thể nói rõ. Thế nên, bố mẹ sẽ “làm thay” việc này giúp bé bằng các chú ý nhiều hơn đến các con. Nếu có những biểu hiện như: dí sát mắt vào sách vỏ, tivi, điện thoại… Hoặc các bé hay nghiêng đầu khi học bài, hay bị chảy nước mắt, dụi mắt nhiều… Vậy thì 8 – 9 phần bé đã bị tật khúc xạ nào đó. Hãy đưa bé đi đo khám mắt càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời.
Cách khắc phục mắt cận dành cho các bé bị cận thị học đường
Thứ nhất, hãy đảm bảo bé yêu được nghỉ ngơi hợp lý. Giảm cận thị 1 – 2 độ không cần phẫu thuật thì hơi khó. Thay vào đó, các bạn có thể giúp con kiểm soát độ cận bằng cách cân chỉnh thời gian học tập, vui chơi và nghỉ ngơi của trẻ. Nếu bé học tập với máy tính, điện thoại thì sau chừng 20 phút hãy cho con thư giãn chừng 2 – 3 phút là được.
Thứ hai, cách chữa cận thị tại nhà nên bắt đầu bằng việc chú ý đến ánh sáng phòng. Dù là phòng học hay phòng ngủ cũng nên cung cấp đủ ảnh sáng. Đồng thời, hãy bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu dưỡng chất vitamin A, E, C… Chúng đều tốt cho mắt, giúp mắt sáng khỏe và ngăn ngừa các bệnh về mắt.
Thứ ba, giữ khoảng cách hợp lý và điều chỉnh tư thế hợp lý khi ngồi học. Dù thương con thì bố mẹ cũng không được chiều ý bé theo kiểu: nằm ăn, nằm đọc sách… Thời gian đầu có thể chưa sao nhưng về lâu dài sẽ hại mắt và cơ xương của bé đấy!
Thứ tư, cận thị có tự khỏi được không? Đáp án là không. Nhưng các bạn có thể cải thiện tầm nhìn và giảm nguy cơ tăng độ ở trẻ. Rất đơn giản, Cách khắc phục mắt cận cho bé là chọn cắt tròng kính đa năng chất lượng tốt giúp bảo vệ mắt tối ưu. Kết hợp thêm việc hướng dẫn bé sử dụng và bảo quản đúng cách. Chắc chắn độ cận sẽ được kiểm soát, không lo tiến triển nặng hơn.
Thứ năm, cách làm giảm độ cận thị nặng hay nhẹ đều phải chú trọng khám mắt định kỳ. Ngay cả khi bé không có biểu hiện bị cận thì vẫn nên dẫn trẻ đi kiểm tra mắt định kỳ 6 tháng/lần.
Trên đây là một số “Cách khắc phục mắt cận dành cho các bé bị cận thị học đường”. Ngoài những thông tin trên, nếu các bạn cần tư vấn thêm về: bảng giá cắt kính cận Điện Biên Phủ, gọng kính, các vấn đề về mắt… Hãy liên hệ qua Hotline: 0902815245, Tư vấn Zalo, kênh Youtube và Fanpage Mắt Kính Titan Hồ Chí Minh để các chuyên gia của BUTITAN hỗ trợ nhé!
Phong Linh