Nhận biết mắt cận ở trẻ em sẽ khó hơn ở người lớn, nhất là với học sinh tiểu học. Dù thấy mắt mờ thì các bé cũng chưa nhận thức được đó là dấu hiệu bị tật khúc xạ. Nếu bố mẹ lơ là không để ý con, đợi đến khi nhận thấy điểm bất ổn và đưa bé đi khám… Chỉ sợ khi đó mắt đã cận nặng, thậm chí bị cận lệch rất nguy hiểm.
Dưới đây là một vài triệu chứng cận thị ở trẻ em. Nếu bé nhà bạn đang có dù chỉ là một trong những biểu hiện này… Hãy đưa bé đi kiểm tra mắt càng sớm càng tốt nhé!
5 dấu hiệu nhận biết mắt cận ở trẻ em
Thứ nhất, dấu hiệu của cận thị nhẹ sẽ bắt đầu bằng việc bé hay dụi mắt. Nhiều bố mẹ cho biết, họ nhận thấy con mình hay dụi mắt nhưng lại nghĩ bé… buồn ngủ. Thực ra cũng khó trách bố mẹ vì hành động này dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên, nếu thấy bé dụi mắt thường xuyên kèm theo tình trạng: chảy nước mắt, mắt đỏ nhìn lờ đờ… Vậy thì nên đưa bé đi đo mắt cận sớm để xác định chính xác nguyên nhân.
Thứ hai, nhận biết mắt cận ở trẻ em có thể dựa vào những hành động “bất thường” của bé. Dễ thấy nhất là việc trẻ xem tivi, đọc sách ở khoảng cách gần. Đặc biệt, nếu bé đọc sách mà phải dùng tay để dò chữ thì khả năng cao bị cận thị.
Thứ ba, cách nhận biết bị cận tại nhà ở trẻ em thể hiện rõ ở việc mắt trẻ nhạy cảm với ánh sáng. Khi bị cận, chức năng của mắt suy giảm và dễ bị tác động bởi các nguồn ánh sáng mạnh. Chính vì thế, nếu thấy bé sợ ánh sáng, nheo mắt lâu và hay lấy tay che mắt… Lúc này hãy đưa bé đi khám mắt ngay đừng chần chừ nữa nhé!
Thứ tư, dấu hiệu của cận thị ở người lớn và trẻ em… Còn thể hiện rõ ở việc mắt cảm thấy đau mỏi khi dùng thiết bị điện tử. Hiện nay, các bé tiếp xúc sớm với: điện thoại, máy tính… Điều này cũng khiến mắt bé gia tăng nguy cơ bị tật khúc xạ và các bệnh về mắt. Do đó, nếu thấy bé có triệu chứng mỏi mắt, đau mắt khi dùng các thiết bị này thì nên đưa đi kiểm tra mắt kẻo muộn.
Thứ năm, mắt cận thị ảnh hưởng đến tầm nhìn và khả năng tập trung của bé. Nếu nhận thấy kết quả học tập của con giảm sút thì chớ vội la mắng trẻ. Hãy tìm hiểu nguyên nhân và nếu có liên quan đến mắt thì cần khám mắt để điều chỉnh sớm.
Làm thế nào để phòng tật cận thị ở trẻ em?
Làm sao để biết mắt bị cận bao nhiêu độ? Để biết chính xác thì phải đến bệnh viện, các cơ sở y tế hay các cửa hàng kính mắt lớn để đo khám. Có điều, đợi đến lúc mắt đã xuất hiện vấn đề thì có vẻ hơi muộn rồi. Bạn hoàn toàn có thể chủ động bảo vệ mắt của bé bằng cách tạo cho con những thói quen sử dụng mắt tốt.
- Hãy đảm bảo phòng học, lớp học của con đủ sáng. Ánh sáng trong phòng phải có cường độ tốt và phân bố đều khắp phòng. Tuyệt đối không để bé học tập trong phòng tối hoặc ngồi trước máy tính quá lâu.
- Mắt nhìn mờ được xem là dấu hiệu nhận biết mắt cận. Để tránh tình trạng này thì các loại sách cho bé phải in ấn trên các loại giấy không quá bóng. Như thế sẽ giảm cảm giác lóa mắt không tốt cho bé.
- Sau mỗi giờ học hãy cho bé nghỉ ngơi 5 – 10 phút. Vào những ngày cuối tuần nên đưa bé ra ngoài để con tham gia thể thao hoặc picnic.
- Bổ sung thực đơn dinh dưỡng giàu các loại vitamin như: A, B, C, E, Calcium…
- Trang bị cho con mắt kính bảo bệ mắt, ưu tiên những tính năng như: chống tia UV, lọc ánh sáng xanh… Đây đều là những tác nhân gia tăng nguy cơ bị tật khúc xạ.
- Đối với các bé có dấu hiệu của cận thị nặng thì nên khám mắt định kỳ 3 – 6 tháng/lần. Trường hợp bé có thị lực tốt, không xuất hiện bất ổn thì nên khám mắt ít nhất 1 năm/lần.
Trên đây là gợi ý “Thấy 5 dấu hiệu nhận biết mắt cận ở trẻ em cần đi khám ngay”. Ngoài những thông tin trên, nếu các bạn cần tư vấn thêm về: tròng kính, gọng kính hay dấu hiệu bị cận 1 mắt, dấu hiệu bị cận và cách khắc phục các vấn đề về mắt… Hãy liên hệ qua Hotline: 0902815245, Tư vấn Zalo, kênh Youtube và Fanpage Mắt Kính Titan Hồ Chí Minh để các chuyên gia của BUTITAN hỗ trợ nhé!
Phong Linh