Hàn kính là dịch vụ mà bất cứ cửa hàng kính mắt nào cũng có. Tuy nhiên, vì sợ tốn tiền nên nhiều người có ý định tự hàn gọng kính tại nhà. Để rồi sau đó liền ân hận vì nhận thấy việc này không hề đơn giản như họ vẫn nghĩ. Chưa kể trong một vài trường hợp, hàn gọng kính là chuyện “dư thừa”, tốn tiền nhưng không phải là cách tốt nhất.
Vậy khi nào nên hàn kính? Khi nào gọng kính gãy nên mua mới? Mọi thắc mắc đều được Titan trả lời ngay dưới đây. Cùng tìm hiểu nhé!
Kính gãy gọng vì nguyên nhân gì?
Gãy kính không phải là chuyện hiếm gặp khi đeo kính. Thường thì những chỗ như: càng kính, khớp nối, viền gọng… là những vị trí dễ bị gãy. Khi nói về lý do gãy càng kính, không ít người mặc định nguyên nhân nằm ở chất lượng gọng kính. Liệu suy nghĩ này có đúng?
Thực tế, gãy gọng kính nhựa, gọng kim loại… Không phải lúc nào phần lỗi cũng thuộc về chiếc kính. Dù có mua kính xịn nhưng nếu chủ nhân không biết cách dùng và bảo quản… Thì gọng kính đắt tiền đến đâu cũng chẳng thể dùng lâu như bạn muốn. Vậy nên, để tăng tuổi thọ cho chiếc kính, hãy tìm hiểu nguyên nhân gãy kính để tránh. Chẳng hạn như:
- Rất nhiều người có thói quen kẹp kính vào sách/tài liệu… Nếu bạn vô ý quên mất, lỡ tay làm rơi hoặc giẫm đạp lên gọng kính sẽ làm gãy gọng. Hoặc một trường hợp khác tuy ít nhưng không phải không có – Đó chính là đeo kính khi ngủ. Chỉ cần nằm nghiêng sang một bên sẽ khiến kính bị ép nặng, dễ gãy nứt. Tốt nhất là khi không dùng hãy đặt kính vào hộp đựng và để ở nơi dễ thấy.
- Chiếc kính bị va chạm mạnh khiến gọng và tròng bị trầy xước nứt vỡ. Đây vốn là điều không may, xảy ra bất ngờ nên khó tránh khỏi. Chúng ta chỉ có thể hạn chế bằng cách cẩn thận hơn trong sinh hoạt hàng ngày.
- Ngoài ra, gọng kính gãy có thể do: chất lượng kém, chọn gọng không hợp với độ dày tròng kính…. Những nguyên nhân này đều sẽ khiến chiếc kính của bạn kém bền, dễ gãy hỏng.
Hàn kính gọng kim loại cần lưu ý những gì?
Cách sửa mắt kính bị gãy gọng khó có thể tự làm tại nhà. Ngay cả khi gãy gọng kính nhựa, dán bằng keo 502 cũng chỉ dùng tạm được vài ngày mà thôi. Nói cách khác, muốn sửa kính gãy gọng thì nên mang kính đến các cửa hàng để được hỗ trợ. Tùy theo chất liệu và tình trạng gọng kính, các bạn sẽ được tư vấn giải pháp tối ưu nhất.
Tất nhiên, khi đã nói đến dịch vụ hàn kính gãy gọng thì chúng ta đang đề cập đến gọng kim loại. Bởi lẽ, hàn kính sẽ tác động nhiệt nên không thể áp dụng với gọng nhựa. Cụ thể hơn, hàn mắt kính bị gãy cần chú ý những điểm sau:
- Chất liệu: titan, nhôm, hợp kim nhôm… Sẽ có yêu cầu riêng về kỹ thuật hàn. Cho dù tại nhà có bộ dung cụ hàn điện thì các bạn cũng không nên tự ý sử dụng. Nên mang gọng đến tiệm kính để các kỹ thuật viên hỗ trợ sửa chữa, đảm bảo mối hàn đẹp và bền hơn.
- Nếu bị gãy gọng ở vị trí cầu gọng thì nên mua gọng mới. Nếu bạn thắc mắc vị trí này gãy gọng kính có sửa được không? Thì đáp án là CÓ. Tuy nhiên, gãy cầu gọng sẽ ảnh hưởng đến khả năng nâng đỡ kính. Thêm nữa, đây là vị trí dễ thấy, có hàn cũng sẽ mất thẩm mỹ. Những trường hợp như vậy thì nên thay gọng kính mới sẽ đẹp và dùng lâu hơn.
- Đối với các mẫu gọng kính kim loại giá rẻ, nếu hàn kính sẽ tốn phí mà không dùng được lâu. Nhiều khi sửa gọng kính gãy chốt, gãy càng còn tốn hơn mua kính mới. Do đó, các bạn nên cân nhắc rồi hãy quyết định có nên sửa hay không nhé!
Hàn gọng kính bị gãy tại tiệm kính chi phí đắt không?
Hàn gọng kính là dịch vụ phổ biến nhưng không niêm yết giá cố định. Muốn biết giá, các bạn phải mua gọng kính ra tiệm để được kiểm tra toàn diện. Sau đó mới được tư vấn cách sửa và báo giá cụ thể. Hiện tại, gọng kim loại thì tầm giá thường dưới 100.000 VND/mối hàn. Riêng cách hàn gọng kính titan sẽ đắt hơn. Dao động từ 150.000 VND đến hơn 200.000 VND/mối hàn.
Tại TPHCM, các bạn có thể ghé Mắt kính Titan khi có nhu cầu đo mắt, cắt kính, sửa hàn gọng kính gãy hỏng… Hãy liên hệ với Titan qua Hotline: 0902815245, Tư vấn Zalo và Fanpage Mắt Kính Titan Hồ Chí Minh. Chúng tôi sẽ giúp bạn chọn được giải pháp tốt nhất cho vấn đề của mình.
Phong Linh