Tin Tức

Các loại bảng đo độ cận thông dụng để kiểm tra thị lực

Bảng đo độ cận loại nào thông dụng hiện nay? Chính xác thì không phải một mà có khá nhiều bảng đo được sử dụng. Mỗi bảng đều có ưu điểm riêng; một số loại bảng được dùng riêng cho những trường hợp đặc biệt. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn. Xem ngay nhé!

bang-do-do-can-chu-c

Bảng đo độ cận chữ C thuộc nhóm bảng đo thị lực nhìn xa

Bảng đo độ cận chữ C

Về cơ bản, bảng chữ C thuộc nhóm bảng đo thị lực nhìn xa. Nghĩa là nó sẽ được đặt xa vị trí người khám khoảng 5m. Đây được xem là loại bảng phổ biến nhất được dùng rộng rãi tại các bệnh viện, tiệm kính…

  • Bảng chữ C là kiểu vòng tròn vỡ, có hình dáng giống chữ C. Các kẽ hở sẽ hướng: lên trên, xuống dưới, sang trái, sang phải.
  • Kích thước chữ C trên bảng sẽ thay đổi từ to đến nhỏ dần. Người bệnh sẽ nhìn cho đến khi định hướng được hướng xoay của chữ C nữa.
  • Bảng đo thị lực chữ C áp dụng được với mọi đối tượng. Ngay cả trẻ em và người không biết chữ cũng dễ dàng kiểm tra mắt bằng bảng này.
  • Giống như bảng chữ C, bảng đo mắt cận thị chữ E gồm một ký tự chữ E và có cách dùng tương tự. Cả hai đều là những bảng chữ đơn giản. Khi đo mắt, các bạn chỉ cần đọc theo yêu cầu của chuyên viên khúc xạ là được.
bang-do-mat-can-chu-e

Bảng đo mắt cận thị chữ C, E áp dụng được với mọi đối tượng, kể cả trẻ em và người không biết chữ

Bảng đo thị lực Snellen

Khác với bảng chữ C, E… Bảng đo mắt cận Snellen sẽ gồm nhiều chữ hơn. Do đó, bảng này được áp dụng với những ai biết chữ. Bảng Snellen cũng là bảng đo thị lực nhìn xa, khoảng cách giữa bảng và người là 5m.

Trên bảng Snellen sẽ hiểu thị các chữ cái in hoa: L, F, D, O, I, E. Bảng đo Snellen tiêu chuẩn sẽ gồm có 11 hàng. Dòng đầu tiên chỉ có một chữ cái lớn nhất, những dòng sau chữ cái sẽ nhỏ dần. Đồng thời số chữ những hàng kế tiếp cũng tăng thêm.

Các chuyên viên khúc xạ sẽ hướng dẫn người đo thị lực đọc chữ cái trên bảng Snellen theo thứ tự từ trên xuống, từ trái sang phải.

kiem-tra-do-can-cua-mat

Ngoài bảng chữ C, E… kiểm tra độ cận của mắt còn có thể dùng bảng dạng hình

Bảng kiểm tra thị lực dạng hình

Ngoài bảng chữ C, E… kiểm tra độ cận của mắt còn có thể dùng bảng dạng hình. Trên bảng này sẽ in hình các con vật, đồ vật có kích thước nhỏ dần từ trên xuống. Lúc này, người đo thị lực sẽ đọc đúng tên con vật/đồ vật theo thứ tự từ trên xuống dưới. Loại bảng này thuộc nhóm bảng đo thị lực nhìn xa, đặt cách vị trí người đo mắt là 5 m.

Bảng đo độ cận dạng thẻ

Bảng đo thị lực dạng thẻ gồm các bảng đo chữ C, E, Snellen với kích thước nhỏ theo quy ước đã định. Đây là dạng bảng nhìn gần, người kiểm tra thị lực cầm thẻ, đưa thẻ ra xa một khoảng 30 – 35 cm. Sau đó đọc lần lượt các ký hiệu ghi trên thẻ theo hướng dẫn từ chuyên viên khúc xạ.

bang-do-thi-luc

Muốn đo mắt cận bắt buộc phải đến nơi có trang bị các thiết bị đo mắt hiện đại

Các bước chuẩn bị và tiến hành đo độ cận của mắt

Hiện tại, có khá nhiều bài viết chia sẻ cách kiểm tra thị lực. Như là sử dụng: app đo độ cận, cách đo độ cận bằng điện thoại, phần mềm đo thị lực… Tuy nhiên, các bạn cần hiểu tra những cách này không thể cho kết quả chính xác.

Nói cách khác, muốn đo mắt cận bắt buộc phải đến bệnh viện, phòng khám hoặc tiệm kính… Những nơi này có trang bị các thiết bị đo mắt hiện đại, bảng đo thị lực. Và được hướng dẫn bởi các chuyên viên khúc xạ được đào tạo bài bảng. Còn cách đo độ cận tại nhà chỉ nhằm kiểm tra thị lực của bạn có vấn đề gì hay không thôi. Không thể dùng kết quả này để cắt kính cận.

Tại các tiệm kính, để biết các mức độ cận thị của mắt sẽ được tiến hành như sau:

Bước 1 – Ngồi hoặc đứng thẳng lưng, giữ mắt ở trạng thái thoải mái nhất. Sau đó nhìn thẳng về phía bảng đo độ cận và giữ nguyên tư thế đó trong lúc kiểm tra.

Bước 2 – Ánh sáng chiếu vào bảng đo thị lực phải có cường độ 100 lux. Đồng thời cường độ này phải cao hơn 40% so với ánh sáng của phòng đo thị lực.

Bước 3 – Đo lần lượt từng bên mắt theo thứ tự mắt phải – mắt trái. Mắt còn lại sẽ được che lại.

Bước 4 – Tùy theo bảng kiểm tra thị lực được dùng, người bệnh sẽ đọc ký hiệu theo hướng dẫn. Cho đến khi không thể đọc chính xác thì dừng lại.

Bước 5 – Ghi lại kết quả đo mắt.

cac-muc-do-can-thi

Liên hệ với Mắt kính Titan để được tư vấn về kính mắt, hỗ trợ sửa chữa kính gãy hỏng…

Trên đây là những thông tin chia sẻ về Các loại bảng đo độ cận thông dụng để kiểm tra thị lực. Nếu vẫn còn điều gì chưa rõ, bạn có thể liên hệ với Titan qua Hotline: 0902815245, Tư vấn Zalo và Fanpage Mắt Kính Titan Hồ Chí Minh. Với đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, trang thiết bị hiện đại, miễn phí đo thị lực và tư vấn kính mắt… Liên hệ với Titan để được hỗ trợ tốt nhất nhé!

Phong Linh

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *