Tin Tức

Các loại bảng chữ cái đo thị lực dùng trong quy trình đo mắt cận

Quy trình đo mắt cận tại cửa hàng, bệnh viện hay tại nhà… Đều cần dùng đến bảng chữ cái đo thị lực. Vậy hiện nay có mấy loại bảng chữ được dùng để đo khám mắt? Câu hỏi thú vị này sẽ được Mắt kính Titan giải đáp ngay dưới đây. Cùng tìm hiểu nhé!

quy-trinh-do-mat-can

Quy trình đo mắt cận cần dùng đến bảng chữ cái đo thị lực

Các bước đo mắt cận chuẩn được các cửa hàng kính áp dụng

Hiện nay, để đo thị lực thì các bạn không cần phải xếp hàng, chờ lượt khám tại các bệnh viện có chuyên khoa về mắt. Bởi lẽ, dịch vụ này đã có mặt tại các cửa hàng kính mắt.

Tất nhiên, vẫn có một vài điểm hạn chế khi khám mắt tại tiệm kính. Đó là các bạn chỉ có thể đo thị lực chứ chưa thể khám tổng quát để tầm soát bệnh. Dù vậy, nếu mắt của bạn chỉ bị tật khúc xạ, không có dấu hiệu bị bệnh về mắt khác… Vậy thì không cần phải mất phí và tốn thời gian khám ở bệnh viện. Thay vào đó, chọn đo mắt tại tiệm kính sẽ nhanh chóng và thuận tiện hơn rất nhiều. Chưa kể, hầu hết tiệm kính đều miễn phí đo mắt và tư vấn kính mắt (nếu muốn cắt kính).

quy-trinh-cat-kinh-can

Dịch vụ đo mắt cận miễn phí có mặt tại hầu hết các cửa hàng kính mắt

Quy trình đo mắt cận thị đúng chuẩn gồm các bước sau:

  • Đo mắt với máy đo thị lực. Tham khảo kết quả để chuẩn bị kính thử.
  • Đeo kính thử và sử dụng mặt nạ thị lực để kiểm tra khả năng nhìn. Lúc này, các bạn sẽ được hướng dẫn nhìn bảng đo thị lực đặt cách đó 6m. Kính thử sẽ được điều chỉnh cho đến khi mắt nhìn rõ hoàn toàn các ký tự chữ/số trên bảng.
  • Đeo kính thử đi lại chừng 10 – 20 phút, thử nhìn xa nhìn gần để xem mắt có thích nghi với kính hay không.
  • Nếu có điểm bất thường, mắt cảm giác không thoải mái, bị đau mắt, nhức đầu… Thì các bạn hãy trao đổi thêm với kỹ thuật viên khúc xạ để được điều chỉnh lại.
bang-chu-cai-do-thi-luc

Không phải một mà có rất nhiều bảng chữ cái đo thị lực được sử dụng

Các loại bảng chữ cái đo thị lực dùng trong quy trình đo mắt cận

Ở bước thứ 2 – Dùng kính thử, các bạn sẽ được kỹ thuật viên hướng dẫn nhìn bảng đo thị lực. Thực tế, không phải một mà có rất nhiều bảng chữ cái được sử dụng tại các tiệm kính. Có thể kể đến như:

Bảng chữ cái đo thị lực chữ C (Landolt)

Dễ hình dung hơn, đây là bảng có nhiều kiểu vòng tròn vỡ nhìn giống chữ C. Các khe hở chữ C sẽ hướng theo nhiều hướng khác nhau như: lên trên, xuống dưới, trái, phải… Đồng thời, kích cỡ chữ C cũng được giảm dần.

Bảng thị lực chữ C được người Nhật xem là biểu tượng tiêu chuẩn để kiểm tra tầm nhìn. Bạn sẽ đứng ở vị trí cách 5m với bảng chữ C đo thị lực. Tiếp đó nhìn từ trên xuống dưới cho đến khi không thấy rõ hướng của chữ C này nữa.

quy-trinh-do-mat-can-dung-chuan

Nhiều bảng chữ cái đơn giản có thể dùng để đo thị lực cho trẻ em

Bảng chữ cái đo thị lực chữ E

Tương tự bảng chữ C, bảng chữ cái chữ E thích hợp với mọi đối tượng, nhất là trẻ em. Sau khi đeo kính thử, các bạn sẽ nhìn bảng chữ E. Các kỹ thuật viên sẽ chỉ vào chữ E cần đọc, bạn sẽ cho biết hướng chữ E là: lên trên, dưới hay trái/phải. Các chữ E cũng có nhiều kích cỡ lớn nhỏ khác nhau.

Bảng thị lực Snellen

Nếu đã từng tham gia quy trình đo mắt cận tại các cửa hàng kính mắt – Chắc chắn bạn đã từng thấy bảng chữ này. Bảng kiểm tra thị lực Snellen gồm các chữ cái: L, F, D, O, I, E. Bảng chữ Snellen hiển thị 11 hàng chữ in hoa, kích cỡ chữ giảm dần theo từng hàng. Khi đo mắt, bạn sẽ đứng cách xa bảng chữ Snellen khoảng 6m và đọc chữ theo yêu cầu của kỹ thuật viên.

quy-trinh-kham-mat-can-thi

Nên duy trình thói quen định kỳ đo khám mắt 6 tháng/lần

Bao lâu nên đo thị lực một lần?

Quy trình khám mắt cận thị tại các tiệm kính thường không tốn phí. Vậy nên đừng vì lý do sợ tốn tiền mà xem nhẹ bước này. Dù bị cận thị hay không thì kiểm tra thị lực là việc cần thiết. Rất nhiều trường hợp bị cận nhẹ nên khó phát hiện nếu không để ý. Thông qua một vài bước kiểm tra thị lực đơn giản sẽ giúp bạn biết chính xác tình trạng mắt. Từ đó có cách chăm sóc và bảo vệ mắt tốt nhất.

Về cơ bản, các chuyên gia nhãn khoa nhấn mạnh nguyên tắc đo thị lực cho trẻ em và người lớn có sự khác biệt đôi chút. Cụ thể hơn:

  • Trẻ em nên kiểm tra mắt định kỳ 3 – 6 tháng/lần.
  • Người lớn nên đo khám mắt định kỳ 6 – 12 tháng/lần.

Mốc thời gian này chỉ có tác dụng tham khảo thôi nhé! Bất cứ khi nào nhận thấy mắt có điểm bất thường, hay bị đau đầu, nhức mỏi mắt… Thì các bạn nên khám mắt ngay để tìm hiểu nguyên nhân và có cách xử lý kịp thời.

Ngoài những thông tin về quy trình đo mắt cận, các bảng chữ cái đo thị lực… Nếu vẫn còn điều gì chưa rõ, bạn có thể liên hệ với Titan qua Hotline: 0902815245, Tư vấn Zalo và Fanpage Kính thuốc. Với đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, trang thiết bị hiện đại, miễn phí đo thị lực và tư vấn kính mắt… Liên hệ với Titan để được hỗ trợ tốt nhất nhé!

Phong Linh

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *