Loạn thị có nguy hiểm không? So với cận thị thì như thế nào? Nhiều người cho biết họ ít nhiều đã nghe về tật khúc xạ này rồi nhưng vẫn chưa thật sự hiểu rõ. Từ khái niệm, triệu chứng cho đến cách xử lý… Tất cả đều là một dấu chấm hỏi “cực đại”.
Vậy loạn thị là gì? Dấu hiệu mắt loạn thị có dễ nhận biết hay không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp một phần nào đó những thắc mắc liên quan đến loạn thị. Cùng tìm hiểu nhé!
Loạn thị là gì và làm sao để nhận biết?
Loạn thị hay còn gọi là Hội chứng Astigmatism. Đây là một dạng tật của mắt, thường thì sẽ kèm theo các tật khúc như: cận loạn, viễn loạn. Về cơ bản, có hai dạng loạn thị là: loạn thị giác mạc và loạn thị thấu kính.
Theo tìm hiểu, có nhiều nguyên nhân gây loạn thị. Ngoài sự biến dạng của giác mạc thì mắt loạn có thể do: di truyền, trẻ sinh thiếu tháng… Hoặc một vài trường hợp người bị bệnh Keratoconus cũng khiến giác mạc bị thoái hóa gây loạn thị. Đặc biệt, những ai từng bị chấn thương ở mắt hoặc trải qua phẫu thuật mắt cũng có nguy cơ bị loạn thị cao hơn người thường.
Khi mắt bị loạn thị sẽ có nhiều biểu hiện. Thế nhưng không phải ai trong chúng ta cũng nhận biết sớm. Vậy loạn thị có tự khỏi không? Đáp án là KHÔNG và nó có thể thay đổi mức độ loạn nặng – nhẹ theo thời gian. Ngay khi phát hiện mắt có dấu hiệu bất thường thì cần đo khám để chủ động điều trị sớm. Theo đó, hầu hết các trường hợp bị loạn thị thường có những triệu chứng sau:
- Hình ảnh mờ nhòe ở mọi khoảng cách. Thậm chí thấy hình ảnh méo mó dù ở khoảng cách gần.
- Tầm nhìn bị hạn chế rõ rệt, khó nhìn vào những khoảng tối.
- Kèm theo đó là các biểu hiện: đau đầu, mỏi mắt, nheo mắt mới tập trung ánh nhìn được…
Loạn thị có nguy hiểm không? Cận và loạn thị bệnh nào nguy hiểm hơn?
Vừa cận thị vừa loạn thị không phải là tình trạng hiếm gặp. Về cơ bản, cận thị – loạn thị là hai tật khúc xạ có tính chất khác nhau. Nếu cận thị khiến mắt nhìn gần rõ xa mờ thì loạn thị khiến mắt nhìn mờ mọi khoảng cách. Vì thế, đặt lên bàn cân so sánh thì khó khẳng định cận thị nặng hay nhẹ hơn loạn thị.
Dù vậy, chắc chắn là cận hay loạn đều nguy hiểm như nhau. Hiện tại chưa có cách giảm loạn thị tự nhiên mà chỉ có thể can thiệp bằng phẫu thuật. Còn khi không muốn mổ cận loạn thì chỉ còn cách dùng kính gọng hay kính áp tròng. Nếu chậm trễ trong việc chữa trị thì hậu quả khó lường. Nhiều khả năng mắt loạn bị nhược thị, dù có đeo kính cũng không nhìn thấy được.
Vậy loạn thị bao nhiêu là nặng? Cũng giống như cận thị, loạn thị được chia thành nhiều mức độ. Cụ thể là:
- Loạn thị nhẹ dao động 0.25 – 0.75 diop.
- Loạn thị trung bình từ 1.00 – 2.00 diop.
- Loạn thị nặng từ 2.00 – 3.00 diop.
- Loạn thị nghiêm trọng là khi mắt có độ loạn từ 3.00 diop trở lên.
Mắt loạn mấy độ thì nên dùng kính?
Loạn thị có giảm được không? Theo các chuyên gia nhãn khoa thì các tật khúc xạ thường có xu hướng tăng theo thời gian. Nhất là giai đoạn trước 18 tuổi khi cấu trúc mắt chưa ổn định nên dễ tăng độ. Nói cách khác, một khi đã bị tật khúc xạ thì chỉ “cầu trời” mắt đừng nặng hơn là được. Việc này đã khó rồi chứ nói gì đến cách chữa loạn thị tại nhà.
Hiện tại, dùng kính gọng vẫn là cách phổ biến nhất khi bị tật khúc xạ. Nhiều bạn thắc mắc loạn thị đeo kính gì thì đáp án là thấu kính hội tụ để giúp tia sáng hội tụ lại một điểm. Thông thường loạn thị trên 1.00 độ mới gây xáo trộn thị giác và bắt buộc phải dùng kính để mắt không điều tiết quá nhiều.
Có điều, độ loạn nhẹ dưới 1.00 độ nhưng mắt khó chịu, nhạy cảm quá mức… Thì vẫn nên dùng kính loạn. Riêng với trẻ em dưới 10 tuổi, loạn thị từ 1.50 độ trở lên bắt buộc phải dùng kính thường xuyên để không ảnh hưởng đến thị lực khi trưởng thành.
Trên đây là một vài chia sẻ về vấn đề “Loạn thị có nguy hiểm không? Mắt loạn mấy độ thì nên dùng kính?”. Tại TPHCM, các bạn có thể ghé Mắt kính Titan khi có nhu cầu đo mắt và cắt kính. Nếu cần tư vấn thêm về: tròng kính, gọng kính, các vấn đề về mắt… Hãy liên hệ qua Hotline: 0902815245, Tư vấn Zalo, kênh Youtube và Fanpage Mắt Kính Titan Hồ Chí Minh để các chuyên gia của BUTITAN hỗ trợ nhé!
Phong Linh