Mắt của người loạn thị dễ xảy ra biến chứng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Thế nhưng, một điểm đáng buồn là rất ít người ý thức được điều này. Để rồi khi thị lực suy giảm, mắt tổn thương không thể hồi phục… Lúc đó có hối hận cũng không kịp nữa rồi!
Vậy loạn thị là gì và gây ra biến chứng gì nguy hiểm? Cùng Butitan giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé!
Loạn thị ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày
Đầu tiên, dấu hiệu bị loạn thị dễ nhận biết nhất chính là mắt mờ nhòe. Nếu không có kính, nhìn xa hay gần đều mờ, gặp khó khăn khi đọc sách báo, tài liệu… Đối với trẻ em, mắt loạn thị không nhìn rõ nội dung trong sách vở khiến bé kém tập trung. Chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập và sinh hoạt hàng ngày.
Thêm nữa, hình ảnh người loạn thị nhìn thấy mờ nhòe nên buộc phải nheo mắt để nhìn rõ hơn. Hành động này gây ra chứng nhức mỏi mắt, đau đầu do mắt điều tiết quá độ. Trường hợp bị nặng, mắt của người loạn thị xuất hiện tình trạng tầm nhìn đôi. Hình ảnh mắt thu được bị biến dạng, khả năng quan sát giảm dễ vấp té. Lâu dần sẽ tác động xấu đến sức khỏe.
Mắt của người bị loạn thị dễ biến chứng nhược thị
Loạn thị bao nhiêu là nặng? Theo đó, độ loạn từ 2 – 3 độ là mức độ nặng, trên 3 độ là loạn thị nghiêm trọng. Nói cách khác, loạn trên 2 độ nếu không phát hiện và sớm can thiệp… Vậy thì nguy cơ cao sẽ xảy ra biến chứng nhược thị. Khi đó, thị lực đã suy giảm đến mức không thể cải thiện bằng cách dùng kính.
Đáng chú ý, không ít trường hợp vừa cận thị vừa loạn thị diễn biến thành nhược thị. Các chuyên gia nhãn khoa cho biết, trẻ em bị nhược thị phát hiện sớm và can thiệp đúng cách giúp hồi phục thị lực tốt. Nhưng nếu sau 12 tuổi đã qua “thời điểm vàng” điều trị, các biện pháp đều không thể giúp khôi phục thị lực. Tệ hơn, người bệnh đối mặt với nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn.
Loạn thị có chữa được không? Làm sao để ngăn ngừa biến chứng?
Tại sao bị loạn thị? Nguyên nhân có thể do bẩm sinh, di truyền từ người thân, mắt bị cận/viễn nặng dẫn đến loạn thị… Dù là lý do nào đi nữa thì cũng gây tổn hại đến thị lực và sức khỏe.
Loạn thị có chữa được không?
Theo chia sẻ từ bác sĩ nhãn khoa, loạn thị nhẹ dưới 1 độ dù không đeo kính vẫn nhìn rõ. Trường hợp này không cần phải điều trị mà nên chú trọng chăm sóc mắt. Tuy nhiên, loạn thị trên 1 độ thì cần áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp để tránh tăng độ.
Hiện nay, cách khắc phục loạn thị phổ biến là đeo kính thuốc (kính gọng và kính áp tròng), kính Ortho-K và phẫu thuật. Trong đó, sử dụng kính gọng thích hợp với hầu hết các trường hợp bị loạn thị. Dùng kính cũng được đánh giá là đơn giản, hiệu quả cao và ít biến chứng.
Ngược lại, phẫu thuật mắt của người loạn thị chi phí tốn kém, có yêu cầu về độ tuổi và sức khỏe. Các phương pháp mổ mắt thường được chỉ định với người loạn thị nặng, không thể điều chỉnh bằng kính thuốc.
Làm sao ngăn ngừa mắt của người loạn thị bị biến chứng?
Thứ nhất, mắt loạn thị phải đeo kính đúng độ và đúng chỉ định. Tốt nhất nên đến bệnh viện hoặc các cơ sở có dịch vụ kiểm tra thị lực. Sau khi đo khám mắt sẽ biết chính xác độ loạn từng mắt. Từ đó sẽ được tư vấn mua kính và thời gian đeo kính để kiếm soát tốt tình trạng mắt.
Thứ hai, hãy thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học. Rất đơn giản! Hãy học tập làm việc ở nơi đủ sáng, ngồi đúng tư thế, cân chỉnh thời gian để nghỉ ngơi. Như vậy sẽ tránh mắt bị mệt mỏi quá độ gây loạn thị và các bệnh lý khác.
Thứ ba, hãy bổ sung các loại thực phẩm tốt cho mắt giàu vitamin A, C, E, Lutein, Zeaxanthin…
Thứ tư, hãy tạo thói quen khám mắt định kỳ ít nhất 3 – 6 tháng/lần. Việc này giúp kiểm soát sức khỏe đôi mắt tốt hơn, tầm soát các bất thường của mắt để chữa trị sớm.
Trên đây là một vài chia sẻ “Những biến chứng có thể xảy ra với mắt của người loạn thị”. Tại TPHCM, các bạn có thể ghé Mắt kính Butitan khi có nhu cầu đo mắt, cắt kính và sửa kính. Hiện cửa hàng Mắt kính Butitan là đối tác chiến lược của nhiều thương hiệu kính mắt nổi tiếng. Có thể kể đến như: Essilor Pháp, Zeiss Đức, Chemi Hàn, Hoya Nhật, Exfash Hàn…
Nếu cần tư vấn thêm về: tròng kính, các mẫu gọng kính và các vấn đề về mắt… Hãy liên hệ qua Hotline: 0902815245, Tư vấn Zalo, kênh Youtube và Fanpage Kính thuốc để các chuyên gia của BUTITAN hỗ trợ nhé!
Phong Linh