Tin Tức

Hướng dẫn cách đeo kính cận cho trẻ giúp hạn chế tăng độ

Cách đeo kính cận cho trẻ là kiến thức cơ bản mà các bậc phụ huynh nên biết. Nhất là với những gia đình có con bị cận bẩm sinh hoặc bị cận nặng dù còn nhỏ tuổi. Thực tế, một khảo sát tại các trường học cho thấy số lượng trẻ bị cận thị có thể chiếm đến 50% sỉ số lớp. Đây thật sự là một con số đáng báo động.

cach-deo-kinh-can-cho-tre

Có rất nhiều lý do khiến mắt bé bị cận thị và tăng độ nhanh chóng

Nguyên nhân và những hệ lụy nguy hiểm khi bé bị cận thị

Trước khi tìm hiểu cách đeo kính cận cho trẻ em, chúng ta sẽ truy tìm nguyên nhân khiến bé bị cận từ nhỏ. Rõ ràng, trẻ con vốn vô tư không lo nghĩ nhiều. Chính các bé cũng không hiểu lý do mắt bị cận thị. Thế nên bố mẹ cần trang bị trước kiến thức này để hướng dẫn bé chăm sóc mắt tốt hơn.

  • Trẻ học tập áp lực, không có thời gian ngủ khiến thị lực bị giảm sút dần.
  • Những bé sinh thiếu tháng hoặc quá nhẹ cân khi mới sinh… Đều có nguy cơ bị cận thị cao hơn những bé khác. Thường thì các bé đã bị cận ngay từ khi đi học vỡ lòng.
  • Trẻ em bị cận thị có thể do bé thường xuyên ngồi gần xem tivi, lạm dụng các thiết bị điện tử. Như: điện thoại, máy tính bảng, laptop… Nếu xem liên tục nhiều giờ liền và lặp lại nhiều lần sẽ khiến mắt dễ bị cận và tăng độ nhanh.
  • Ngồi học sai tư thế, xem sách báo cúi gằm xuống mặt bàn, học tập trong điều kiện thiếu sáng… Đây đều là những thói quen xấu của bé nên bố mẹ phải theo dõi sát sao để điều chỉnh giúp con.
  • Ngoài ra, nhiều bé bị cận nhưng không chịu đeo kính hoặc dùng kính sai độ, sai cách… Lâu dần sẽ khiến mắt cận nặng hơn, dễ bị biến chứng nguy hiểm. Thậm chí dẫn đến nhược thị, mù lòa.
cach-deo-kinh-can-cho-be

Trẻ học tập áp lực, không có thời gian ngủ khiến thị lực bị giảm sút dần

Trẻ bị cận thị có nên đeo kính thường xuyên?

Gần đây, Titan có nhận được một bình luận từ phía khách hàng nhờ tư vấn cách đeo kính cận cho trẻ. Cụ thể hơn, anh/chị ấy cho biết con mình bị cận thị. Thế nhưng vì con còn nhỏ nên chưa chú ý nhiều đến việc đeo kính. Vậy nên “khi học thì đeo nhiều còn khi ở nhà thì cháu không đeo! Xin ý kiến.”

Trả lời vấn đề này, lời khuyên tốt nhất là nên dựa theo độ cận để dùng kính hợp lý. Nếu bé bị cận dưới 0.5 độ, con chưa cần phải đeo kính cả ngày. Chỉ cần dùng kính khi nhìn xa, khi cần đọc sách, làm bài tập nhiều giờ liền… Kết hợp thêm thói quen tốt, chế độ chăm sóc mắt khoa học. Như vậy sẽ giúp bé cải thiện dần tình trạng mắt, tránh tăng độ cận.

cach-giam-can-thị-cho-be

Bé cận nặng hoặc bị cận loạn, cận lệch thì phải dùng kính thường xuyên hơn

Trường hợp bé cận nặng hơn hoặc bị cận loạn, cận lệch thì bắt buộc phải dùng kính thường xuyên hơn. Bố mẹ cũng đừng sợ kính cận sẽ khiến mắt bị lồi, bị dại… Hay lo bé phụ thuộc kính cận. Sự thật là kính cận là vật dụng giúp bé nhìn rõ mà không cần điều tiết mắt quá mức. Cách đeo kính cận cho bé đúng cách thì chẳng lo những điều này. Hãy tạo cho con thói quen dùng kính cận khi học, xem tivi, sinh hoạt hàng ngày điều độ.

Nói cách khác, cách giảm cận thị cho bé không phải đeo kính kiểu “tùy hứng”. Tùy theo độ cận của bé sẽ có cách dùng kính khác nhau. Ngoài việc chọn kính tốt, hãy khám mắt định kỳ để theo dõi tình trạng mắt của bé nhé!

tre-bi-can-thi-co-nen-deo-kinh-thuong-xuyen

Nếu phát hiện mắt bé có điểm bất thường thì cần khám mắt càng sớm càng tốt

Cách đeo kính cận cho trẻ giúp hạn chế tăng độ

Bị cận không đeo kính có tăng độ không? Câu hỏi này thật dễ trả lời. Đương nhiên là CÓ rồi. So với người lớn, tốc độ tăng độ cận của các bé còn nhanh hơn. Do đó, các bậc phụ huynh cần nhắc nhở bé đeo kính đúng cách và lưu ý những điều sau:

Thứ nhất, nhắc trẻ không được dùng chung kính cận với người khác. Mỗi người có độ cận và tâm kính khác nhau. Nếu đeo chung sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hại cho mắt. Chưa kể, các bé còn có nguy cơ bị lây bệnh lý khúc xạ của người khác.

Thứ hai, nên hướng dẫn bé cách đeo kính. Lần đầu đeo kính cận các bé dễ bị mắc phải những sai lầm như: đeo kính trễ xuống, dùng 1 tay đeo và tháo kính… Bố mẹ nên chỉnh giúp con và nhắc nhở bé cách dùng và bảo quản kính đúng cách.

Thứ ba, mua kính cận cho bé nên chọn loại tốt, có lớp phủ đa tính năng bảo vệ mắt. Nếu như bé hay dùng điện thoại, laptop để học online… Hãy chọn cho con kính lọc ánh sáng xanh chẳng hạn. Đồng thời nên kiểm soát thời gian bé sử dụng thiết bị điện tử.

Thứ tư, cân chỉnh chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị cận thị sao cho khoa học. Nếu cần thiết, hãy nhờ bác sĩ tư vấn thêm các loại thuốc bổ mắt, các bài tập tốt cho mắt… Đặc biệt, nếu phát hiện mắt bé có điểm bất thường thì cần khám mắt càng sớm càng tốt nhé!

Tại TPHCM, các bạn có thể ghé Mắt kính Titan khi có nhu cầu đo mắt, cắt kính, sửa hàn gọng kính gãy hỏng… Hãy liên hệ với Titan qua Hotline: 0902815245, Tư vấn Zalo và Fanpage Kính thuốc. Chúng tôi sẽ giúp bạn chọn được giải pháp tốt nhất cho vấn đề của mình.

Phong Linh

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *