Tin Tức

Bị viêm kết mạc mắt và đau mắt đỏ có phải cùng một bệnh?

Bị viêm kết mạc mắt có thể gặp ở tất cả mọi người và ở mọi độ tuổi. Đáng lo ở chỗ dù không phải là bệnh nguy hiểm nhưng tốc độ lây lan nhanh. Chưa kể, nếu không xử lý nhanh chóng và đúng cách sẽ tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh.

Thực tế, có nhiều người bị bệnh tự khỏi mà chẳng cần tốn tiền mua thuốc. Nhưng bạn biết đấy! Bệnh gì cũng có những rủi ro nhất định. Dù tỷ lệ thấp nhưng vẫn ghi nhận trường hợp bị biến chứng do trị bệnh viêm kết mạc sai cách. Dưới đây là 4 sai lầm nên tránh khi chữa bệnh. Tham khảo ngay để tránh mắc phải nhé!

bi-viem-ket-mac-mat

Bị viêm kết mạc mắt có thể gặp ở tất cả mọi người và ở mọi độ tuổi

Viêm kết mạc có phải đau mắt đỏ không?

Viêm kết mạc là gì? Đây là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở lớp màng bao phủ tròng trắng của mắt và lớp sau mi mắt.

Khi tìm kiếm thông tin về bệnh viêm kết mạc, không hiểu sao Google toàn gợi ý đau mắt đỏ. Nếu Google không nhầm lẫn – Vậy thì chỉ có một khả năng thôi!

Đúng như bạn đã dự đoán, viêm kết mạc còn có nhiều tên gọi dân gian khác. Như là: đau mắt đỏ, đau mắt hột, nhặm mắt… Tính ra, nếu so về độ phổ biến thì 3 chữ ĐAU MẮT ĐỎ “thuận miệng” hơn. Cũng bởi vì thế nên nhiều người biết bệnh đau mắt đỏ nhưng lại thấy lạ lẫm khi nghe đến các bệnh viêm kết giác mạc.

Một điểm nữa liên quan đến tên gọi xuất phát từ triệu chứng viêm kết mạc. Khi bị bệnh này, các mạch máu tại đây xung huyết làm cho lòng trắng mắt chuyển sang màu hồng hoặc đỏ. Vì vậy, thay vì gọi danh xưng khoa học VIÊM KẾT MẠCNhiều người quyết định gọi là bệnh đau mắt đỏ cho dễ nhớ. Dần dà, tại các bệnh viện, phòng khám mắt hay tiệm thuốc… Chỉ cần nghe đến đau mắt đỏ liền biết đó là bệnh gì, nên mua thuốc gì để trị.

trieu-chung-viem-ket-mac

Viêm kết mạc còn có nhiều tên gọi dân gian khác. Như là: đau mắt đỏ, đau mắt hột, nhặm mắt…

Các thể viêm kết mạc thường gặp

Theo tìm hiểu, nguyên nhân viêm kết mạc có thể do: vi khuẩn, virus hoặc do dị ứng. Cụ thể hơn:

  • Viêm kết mạc do vi khuẩn: Enterobacteriaceae, phế cầu, tụ cầu vàng, não mô cầu… Một số biểu hiện thường gặp như: mắt cộm, có cảm giác bỏng rát, tiết nhiều ghèn khó mở mắt mỗi sáng thức dậy… Mí mắt cũng bị sưng phù, tình trạng bệnh nặng có thể xuất hiện màng giả trên kết mạc.
  • Bệnh viêm kết mạc do virus Adenovirus gây ra có tốc độ lây lan nhanh. Biểu hiện hay gặp như: sốt nhẹ, đau họng và có thể nổi hạch, cả người mệt mỏi. Nhiều trường hợp còn bị xuất huyết và có nhiều hột to xếp dày mi mắt.
  • Bị viêm kết mạc mắt do dị ứng thường kéo dài vài giờ hoặc vài ngày. Thể viêm kết mạc này chia thành 3 loại, đó là: viêm kết mạc dị ứng mùa xuân, dị ứng theo mùa hoặc quanh năm và dị ứng kết – giác mạc.
  • Đau mắt đỏ do dị ứng nhú gai khổng lồ. Đây là thể bệnh nguyên nhân do kết mạc mí tiếp xúc với những dị vật như: kính áp tròng, mắt giả, chỉ khâu… Vô tình gây tổn thương dạng nhú to ở mi mắt người bệnh.
  • Bệnh đau mắt đỏ do nhiễm độc với các chất axit, kiềm, hóa chất độc hại… Nếu bị nặng có thể làm giảm thị lực, tổn thương cả giác mạc.
viem-ket-mac-co-bi-mu-khong

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ như: do virus, do vi khuẩn, do dị ứng…

Bị viêm kết mạc mắt và 4 sai lầm khiến bệnh lâu khỏi

Thứ nhất, lạm dụng thuốc nhỏ đau mắt đỏ chứa thành phần corticoid. Tuy rằng những loại thuốc này có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ chữa bệnh viêm kết mạc… Thế nhưng nếu dùng quá liều trong nhiều ngày sẽ gây ức chế phản ứng miễn dịch. Hậu quả là tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt thứ phát, kéo dài thời gian bị bệnh và dễ khiến người bệnh kháng thuốc.

Thứ hai, chữa đau mắt đỏ bằng các mẹo dân gian được cảnh báo tiềm ẩn nguy cơ hại mắt. Dù vậy vẫn có nhiều người tự ý áp dụng khiến bệnh nặng hơn. Thậm chí dẫn đến bỏng giác mạc ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực.

Thứ ba, viêm kết mạc nhỏ thuốc gì hay uống thuốc gì phải do bác sĩ khám và kê đơn. Việc tự ý chữa tại nhà trong khi bản thân không có kiến thức chuyên khoa sẽ khiến bệnh lâu khỏi, dễ xảy ra biến chứng.

Thứ tư, sẽ là sai lầm nếu nghĩ rằng từng mắc đau mắt đỏ sẽ không bị lại nữa. Căn bệnh này sau khi bị cơ thể không sản sinh ra kháng thể. Chưa kể hiện nay không có vacxin phòng bệnh viêm kết mạc. Nó cách khác bị viêm kết mạc mắt sau khi chữa khỏi vẫn có khả năng tái nhiễm. Thế nên đừng xem nhẹ căn bệnh này nhé!

viem-ket-mac-nho-thuoc-gi

Không nên áp dụng các mẹo dân gian mà hãy đến bệnh viện để kiểm tra và được tư vấn thuốc

Trên đây là một vài chia sẻ giải đáp thắc mắc “Bị viêm kết mạc mắt và đau mắt đỏ có phải cùng một bệnh?”. Tại TPHCM, các bạn có thể ghé Mắt kính Butitan khi có nhu cầu đo mắt, cắt kính và sửa kính. Nếu cần tư vấn thêm về: gọng kính, tròng kính và các vấn đề về mắt… Hãy liên hệ qua Hotline: 0902815245, Tư vấn Zalo, kênh Youtube Fanpage Mắt Kính Titan Hồ Chí Minh để các chuyên gia của BUTITAN hỗ trợ nhé!

Phong Linh

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *