Tin Tức

Điều trị viêm kết mạc tại nhà nên dùng thuốc gì?

Điều trị viêm kết mạc hoàn toàn có thể tự chữa tại nhà. Nói cách khác, đây không phải là bệnh nguy hiểm nên dễ trị, tỷ lệ bệnh nhân bị biến chứng cực kỳ thấp. Dù vậy, người bệnh không nên chủ quan để tránh sự cố đáng tiếc. Nhất là việc mua dùng thuốc cần phải thận trọng và nên tham vấn ý kiến bác sĩ.

Vậy viêm kết mạc nhỏ thuốc gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này. Cùng tìm hiểu nhé!

dieu-tri-viem-ket-mac

Điều trị viêm kết mạc hoàn toàn có thể tự chữa tại nhà sau khi đã tham vấn ý kiến bác sĩ để mua thuốc

Viêm kết mạc có bị mù không?

Viêm kết mạc là gì? Căn bệnh này còn được gọi với nhiều tên khác như: đau mắt đỏ, đau mắt hột, nhặm mắt… Đây là tình trạng kết mạc mi – lớp bên trong mi và mí dưới bị viêm nhiễm. Hậu quả là khiến mắt bị đỏ, ngứa và tiết nhiều dịch. Tùy vào từng nguyên nhân cụ thể sẽ có các triệu chứng khác nhau.

Theo tìm hiểu, viêm kết mạc do vi khuẩn, virus hoặc các tác nhân gây dị ứng tấn công mắt. Dù rằng bệnh này khá phổ biến nhưng hiện nay chưa có vacxin ngừa bệnh. Nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh là người có hệ miễn dịch kém, cơ địa nhạy cảm dễ dị ứng… Đặc biệt, những ai làm việc trong môi trường bị ô nhiễm cũng dễ bị bệnh đau mắt đỏ và nhiều bệnh lý khác.

Tất nhiên! Chữa viêm kết mạc hay cách trị viêm giác mạc tại nhà đều có tiềm ẩn rủi ro. Tuy rằng đa số các trường hợp bị bệnh lành tính, nhiều khi không thuốc vẫn tự khỏi sau 7 – 10 ngày… Thế nhưng cũng có nhiều người bị nặng, kéo dài vài ba tuần chưa khỏi. Càng để lâu, tình trạng bệnh càng phức tạp và dễ bị biến chứng như: nhú gai quá phát gây loét giác mạc. Hoặc bị sẹo giác mạc, lông quặm, biến dạng bờ mi, khô mắt… Và thậm chí gây mù lòa.

khang-sinh-dieu-tri-viem-ket-mac-mat

Bệnh viêm kết mạc dễ bị ở người có hệ miễn dịch kém, cơ địa nhạy cảm dễ dị ứng…

Có nên dùng kháng sinh điều trị viêm kết mạc mắt?

Viêm kết mạc do dị ứng nhỏ thuốc gì? Hay đau mắt đỏ do các loại vi khuẩn, virus tấn công thì nên dùng thuốc nhỏ mắt loại nào? Thực tế, tại các hiệu thuốc hiện phân phối nhiều dòng sản phẩm chỉ định cho bệnh nhân viêm kết mạc. Không riêng gì kháng sinh mà các loại thuốc kháng viêm, thuốc nhỏ mắt hỗn hợp… Cũng có nhiều chủng loại. Khi kê đơn thuốc điều trị đau mắt đỏ tại nhà, các bác sĩ thường tư vấn:

  • Chữa viêm kết mạc bằng thuốc nhỏ mắt kháng khuẩn cho những trường hợp đau mắt đỏ do nhiễm khuẩn. Thông thường, những loại nhỏ mắt sẽ chứa các thành phần kháng sinh phổ rộng như: Sulfacetamide, Chloramphenicol, Neomycin, Tobramycin, Ofloxacin, Polymyxin B… Đều giúp giảm sưng viêm, đẩy nhanh tốc độ khỏi bệnh.
  • Chữa đau mắt đỏ bằng thuốc nhỏ kháng viêm được chỉ định cho những ai bị bệnh do virus. Một điểm đáng lưu ý là không nên dùng những loại thuốc này lâu ngày. Như vậy sẽ tránh bị tác dụng phụ về sau như: giảm thị lực, đục thủy tinh thể…
  • Điều trị viêm kết mạc bằng thuốc nhỏ chống dị ứng có thành phần Histamin H1. Như là: Antazoline, Clorpheniramin, Diphenhydramin… Đồng thời, người bệnh nên xử lý tác nhân gây dị ứng để tránh tái phát bệnh.
  • Trị đau mắt đỏ bằng thuốc nhỏ mắt hỗn hợp. Những loại thuốc này kết hợp cả hai nhóm thành phần kháng viêm và chống nhiễm khuẩn. Ví dụ như thuốc: Chloramphenicol và Dexamethason (Dexacol).
viem-ket-mac-nho-thuoc-gi

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ bệnh nhân được tư vấn các loại thuốc phù hợp

Phác đồ điều trị viêm kết mạc Bộ Y tế khuyến cáo

Phác đồ điều trị viêm kết mạc lậu cầu hay do virus, do dị ứng với thời tiết… Một khi đã điều trị tại nhà thì cần tuân thủ theo nguyên tắc chỉ dùng thuốc được bác sĩ chỉ định. Không những vậy, người bệnh cũng cần nhớ kỹ liều lượng, thời gian dùng… Nếu sử dụng sau 5 ngày vẫn không thuyên giảm thì nên dừng thuốc. Tiếp đến tái khám để bác sĩ kiểm tra và kê đơn thuốc mới (nếu cần).

Đặc biệt, để nhanh khỏi và hạn chế lây bệnh thì ý thức vệ sinh cá nhân rất quan trọng. Tuyệt đối không dùng chung các vật dụng như: khăn mặt, khăn tắm, khẩu trang… Và cả thuốc nhỏ mắt nữa. Khi ra đường, bạn nên đeo kính mắt để tránh bụi bặm khiến mắt bệnh nặng hơn. Đồng thời nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nước rửa tay để khử khuẩn. Có như vậy mới rút ngắn thời gian trị bệnh, tránh tái nhiễm bệnh.

phac-do-dieu-tri-viem-ket-mac-bo-y-te

Nếu sử dụng sau 5 ngày vẫn không thuyên giảm thì nên dừng thuốc và đến bệnh viện tái khám 

Trên đây là một vài chia sẻ giải đáp thắc mắc “Điều trị viêm kết mạc tại nhà nên dùng thuốc gì?”. Tại TPHCM, các bạn có thể ghé Mắt kính Butitan khi có nhu cầu đo mắt, cắt kính và sửa kính. Nếu cần tư vấn thêm về: gọng kính, tròng kính và các vấn đề về mắt… Hãy liên hệ qua Hotline: 0902815245, Tư vấn Zalo, kênh Youtube và Fanpage Mắt Kính Titan Hồ Chí Minh để các chuyên gia của BUTITAN hỗ trợ nhé!

Phong Linh

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *