Mắt cận nặng và tăng độ dù đeo kính, đã bao giờ bạn thắc mắc vấn đề này chưa nào? Khi đó, đừng vội đổ lỗi cho cặp kính cận bạn đang đeo. “Thủ phạm” gây nên tình trạng trên có thể là do cách dùng kính của bạn đấy!
Dưới đây là 5 sai lầm thường gặp khi đeo kính cận. Nếu bạn đang có những thói quen xấu này thì hãy “stop” ngay và luôn nhé!
“Lười” đeo kính hoặc chỉ dùng khi làm việc
Nhiều bạn cho rằng, kính cận che khuất một phần gương mặt nên nó khiến họ “xấu” đi. Từ đó, họ hình thành thói quen chỉ đeo kính khi làm việc hoặc học tập mà thôi.
Trên thực tế, kính cận chính là dụng cụ hỗ trợ giúp điều chỉnh tật khúc xạ và giúp mắt nhìn sáng rõ. Không đeo kính buộc mắt phải tự điều tiết và làm trục nhãn cầu càng dài thêm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc mắt bạn có nguy cơ “lồi” và tăng độ nhanh.
Ngoài ra, việc đeo kính có độ cận không tương thích cũng khiến mắt cận thị nặng và yếu hơn. Vậy nên, khi cảm thấy đeo kính cận nhưng mắt lại khó chịu, chảy nước mắt… Tốt nhất để mắt cận nặng không tăng độ thì hãy khám mắt định kỳ và cắt kính đúng độ.
Kính cận là dụng cụ hỗ trợ giúp điều chỉnh tật khúc xạ và giúp mắt nhìn sáng rõ
Không đeo kính cận chống tia UV khi đi nắng
Bạn đã từng nghe nói rất nhiều đến tác hại của ánh nắng với da. Vậy bạn có biết tia UV cũng gây hại rất lớn đến thị giác hay không?
Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng nhưng không đeo kính râm cận sẽ khiến mắt nhanh tăng độ. Các tia UV khiến mắt bị chói, đau rát, dễ bị viêm mắt và thậm chí bị thoái hóa mắt.
Vậy nên, mắt cận quá nặng hay cận nhẹ đều phải đeo kính chống tia cực tím. Bạn có thể chọn: kính râm cận, kính cận đổi màu, kính râm cận 2 tròng… Giá kính cận chống tia UV không quá đắt nhưng công dụng thì vô cùng tuyệt vời. Khi mua kính, hãy chọn kính có tính năng này để bảo vệ mắt tối ưu nhé!
Liên tục tạo áp lực lên đôi mắt
So với việc tìm hiểu phẫu thuật mắt cận nặng thì cách chăm sóc mắt cận để không tăng độ cần thiết hơn nhiều.
Khi đeo mắt kính cận nặng, bạn hãy cân chỉnh thời gian ngủ nghỉ – làm việc – luyện tập mắt. Làm việc nhiều giờ liền không nghỉ chỉ khiến mắt nhức mỏi, mờ dần và nhanh tăng độ cận. Để không khiến mắt nhức mỏi, sau khoảng 1 – 2h làm việc hãy cho mắt thư giãn một chút. Các bạn cũng có thể tham khảo thêm các bài tập để luyện mắt.
Thêm nữa, khi bị cận đừng lạm dụng các thiết bị điện tử vì nó phát ra ánh sáng xanh. So với ánh nắng mặt trời thì nó cũng độc hại không kém. Nếu bạn làm việc thường xuyên với các thiết bị này thì hãy mua kính cận lọc ánh sáng xanh.
Khi đeo kính, bạn hãy cân chỉnh thời gian ngủ nghỉ – làm việc – luyện tập mắt
Đeo kính cận quá chật
Mắt cận nặng tăng độ cũng có thể là do size kính bạn mua quá chật, không hợp với mặt. Khi đeo, kính ép chặt vào thái dương khiến bạn đau đớn. Tầm nhìn lúc này cũng không ổn định, mắt mờ, nhức đầu chóng mặt.
Vậy nên, khi mua kính hãy thử đi thử lại thật kỹ càng. Cặp kính này sẽ gắn bó lâu dài với bạn. Mua đúng gọng, cắt đúng tròng vừa giúp mắt sáng rõ vừa giúp tiết kiệm chi phí mua kính đấy!
Sử dụng kính cận thị kém chất lượng
Nếu không phải là người trong ngành, chúng ta rất dễ mua nhầm kính cận “dỏm” giá cao. Khoan hãy bàn đến việc “phí” tiền, kính dỏm còn khiến mắt khó chịu, dễ tăng độ cận. Nguy hại hơn, nó còn tiềm ẩn nguy cơ gây nhiều chứng bệnh về mắt khác.
Bạn nên nhờ chuyên gia khúc xạ tư vấn gọng và tròng phù hợp với nhu cầu
Để mua được kính tốt thì các bạn nên chọn mua tại các cửa hàng bán kính mắt chuyên nghiệp. Khi mua, nên nhờ chuyên gia khúc xạ tư vấn gọng và tròng phù hợp với nhu cầu của mình. Đừng tự ý chọn bừa kính cận hay mua kính rẻ không rõ nguồn gốc. Tiết kiệm được một chút tiền nhưng đánh đổi sức khỏe đôi mắt thì chẳng đáng chút nào.
Phong Linh