Tin Tức

Mắt nhiễm khuẩn bị bệnh gì và điều trị thế nào?

Mắt nhiễm khuẩn nghe thì có vẻ đáng sợ nhưng thực tế ai trong chúng ta cũng từng mắc phải. Nếu xác định đúng nguyên nhân và chữa trị kịp thời… Vậy thì cam đoan khỏi bệnh không để lại di chứng. Ngược lại, nếu người bệnh chủ quan tự ý điều trị dễ khiến mắt bị nặng hơn. Thậm chí ảnh hưởng đến thị lực không thể phục hồi.

Vậy mắt nhiễm khuẩn là bệnh gì? Cách chữa bệnh thế nào để nhanh khỏi? Xem bài viết dưới đây của Butitan để hiểu rõ về tình trạng này nhé!

mat-nhiem-khuan

Mắt nhiễm khuẩn nghe thì có vẻ đáng sợ nhưng thực tế ai trong chúng ta cũng từng mắc phải

Nguyên nhân làm mắt nhiễm khuẩn

Nhiễm trùng mắt là gì? Đây là tình trạng mắt bị các tác nhân ngoài môi trường tấn công gây ra nhiều triệu chứng nhiễm trùng mắt khác nhau. Thường gặp nhất là: mắt kích ứng, sưng viêm, chảy nước mắt liên tục, nhìn mờ…

Nguyên nhân làm mắt nhiễm khuẩn

Theo tìm hiểu, nhiễm trùng mắt có thể do các loại virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng gây nên. Những tác nhân này sẽ gây tổn thương mắt ở nhiều vị trí khác nhau. Như: mi mắt, giác mạc, kết mạc, màng bồ đào… Hậu quả là gây ra các bệnh lý về mắt. Thêm nữa, việc sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn hoặc các đồ dùng cá nhân kém chất lượng, đồ trang điểm mắt “dỏm”… Cũng sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn mắt.

Đặc biệt, với những ai hay dùng kính áp tròng cũng nên cẩn thận để không mang bệnh cho mắt. Cụ thể hơn, đừng ham lens rẻ không rõ nguồn gốc và nên chú ý cách dùng và bảo quản. Những mẫu lens tuy đẹp nhưng có thể làm tổn thương giác mạc do cọ xát. Đeo lens nhiễm trùng mắt có nguy hiểm không? Đáp án là CÓ đấy! Lỡ chẳng may viêm loét giác mạc thì nhiều khả năng bạn sẽ bị suy giảm thị lực vĩnh viễn.

nhiem-trung-mat-co-nguy-hiem-khong

Nhiễm trùng mắt có thể do các loại virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng gây nên

Triệu chứng nhiễm trùng mắt

Khi nói đến dấu hiệu mắt nhiễm khuẩn, chắc chắn nhiều người sẽ nghĩ đến hình ảnh mắt có mủ trắng hoặc sưng viêm,… Quả thật, đó là những biểu hiện “nhìn là biết” nhưng vẫn chưa phải là tất cả. Một số triệu chứng nhiễm trùng mắt thường gặp như:

– Mắt đau nhức khó chịu, cảm giác cộm ngứa như có dị vật bên trong mắt.

– Mắt nhạy cảm với ánh sáng, không thể nhìn vào ánh sáng chói.

– Khả năng quan sát giảm đáng kể, nhìn mờ, khó chớp mắt và chảy nước mắt sống liên tục…

– Mắt tiết nhiều dịch vàng hoặc xanh, lòng trắng mắt chuyển sang màu hồng hoặc đỏ.

– Lông mi cứng hơn bình thường, quặp vào trong dễ thấy nhất là vào buổi sáng.

– Một số bệnh nhân bị sốt, gặp khó khăn trong việc đeo kính áp tròng hoặc sưng hạch bạch huyết ở gần tai.

dau-hieu-mat-nhiem-khuan

Với những ai hay dùng kính áp tròng cũng nên cẩn thận để không mang bệnh cho mắt

Mắt nhiễm khuẩn bị bệnh gì và điều trị thế nào?

Nhiễm trùng mắt ở trẻ sơ sinh hay người lớn đều đáng lo như nhau. Chưa kể, một số bệnh còn có tốc độ lây lan nhanh và không có thuốc đặc trị hay vắc xin miễn nhiễm. Cách duy nhất là giữ vệ sinh cá nhân tốt và chủ động ngăn ngừa bệnh. Theo thống kê, mắt nhiễm khuẩn có thể dẫn đến nguy cơ bị các bệnh: viêm kết mạc, lẹo mắt, viêm bờ mi hoặc viêm loét giác mạc.

thuoc-tri-nhiem-trung-mat

Nhiễm khuẩn mắt có thể gây bệnh viêm kết mạc hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ, đau mắt hột…

Mắt nhiễm khuẩn bị bệnh gì?

Thứ nhất, viêm kết mạc hay bệnh đau mắt đỏ do virus, vi khuẩn hoặc do dị ứng. Khi bị bệnh, nếu nhẹ có thể tự khỏi sau 5 – 7 ngày. Trường hợp bị đau mắt đỏ do vi khuẩn cần dùng thuốc kháng sinh để chữa trị. Lưu ý là thuốc trị nhiễm trùng mắt hay thuốc nhỏ mắt đều do bác sĩ kê đơn. Sử dụng đúng thuốc, đúng liều và vệ sinh mắt đúng cách thì sau 2 – 3 tuần sẽ khỏi hẳn.

Thứ hai, lẹo mắt cũng là một trong những dạng mắt nhiễm khuẩn. Khi bị bệnh, mắt sẽ có đốm sưng đỏ (có thể chứa mủ) ở trên hoặc gần mí mắt. Thường thì lẹo mắt sẽ tự khỏi, người bệnh có thể xông hơi hoặc đắp gạc mềm ấm lên mắt. Cách này sẽ giúp mắt nhanh khỏi hơn.

Thứ ba, viêm bờ mi do nhiễm khuẩn hoặc do bệnh về da gây ra. Dù không lây nhiễm nhưng nó gây đau đớn và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Hiện tại chưa có thuốc chữa bệnh này. Cách trị nhiễm trùng mắt do viêm bờ mi là vệ sinh mí mắt để loại bỏ vảy quanh mí mắt. Đồng thời hạn chế dùng tay chạm mắt, tuyệt đối không trang điểm hay đeo kính áp tròng khi bị bệnh.

Thứ tư, viêm loét giác mạc có thể do virus như Herpes, Zona, Adenovirus… Đặc biệt, nếu bề mặt giác mạc bị trầy xước sẽ dễ gây nhiễm trùng mắt. Để biết nhiễm khuẩn mắt dùng kháng sinh gì thì phải khám mắt tại bệnh viện. Tùy vào mức độ nhiễm trùng sẽ chỉ định dùng thuốc hay can thiệp phẫu thuật.

cach-tri-nhiem-trung-mat

Lẹo mắt, viêm bờ mi, viêm giác mạc… cũng là những dạng mắt nhiễm khuẩn

Làm thế nào để ngăn ngừa nhiễm trùng mắt?

Đầu tiên, phải giữ gìn vệ sinh mắt. Nếu bạn tiếp xúc với những ai bị bệnh về mắt thì nên rửa tay sạch sẽ. Với những ai đeo kính áp tròng thì nên chú ý: cách dùng, vệ sinh, bảo quản và hạn dùng. Một sản phẩm chỉ an toàn nếu người dùng hiểu và sử dụng đúng cách.

Tiếp đến, để tránh mắt nhiễm khuẩn thì nên bỏ tật xấu như: dụi mắt, đắp lá vùng mắt… Thay vào đó, hãy thường xuyên vệ sinh khăn, ga trải giường, gối, dùng nhiều thực phẩm tốt cho mắt giàu Vitamin A, C, E… Nếu phát hiện mắt có dấu hiệu bất thường thì nên khám ngay. Đồng thời chủ động cách ly để tránh lây bệnh cho người khác nhé!

ngan-ngua-nhiem-trung-mat

Hãy chú ý vệ sinh mắt để ngăn ngừa nhiễm trùng mắt

Tại TPHCM nên mua kính chính hãng đúng giá ở đâu?

Tại TPHCM, để mua được kính chính hãng đúng giá và “săn” nhiều ưu đãi… Các bạn có thể ghé Mắt kính Butitan. Tại đây, khách hàng được miễn phí dịch vụ đo mắt. tư vấn cắt kính chuyên nghiệp với giá cả hấp dẫn. Trọn bộ sản phẩm được tặng kèm phụ kiện như: khăn lau, nước lau kính, hộp đựng kính…

Nếu cần tư vấn thêm về: tròng kính, gọng kính và các vấn đề về mắt… Hãy liên hệ qua Hotline: 0902815245, Tư vấn Zalo, kênh Youtube và Fanpage Kính thuốc để các chuyên gia của BUTITAN hỗ trợ.

Phong Linh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *