Đa phần người dùng khi đi mua kính cận đều chỉ quan tâm đến giá cả và phong cách. Tuy nhiên, một yếu tố quan trọng mà bạn không nên bỏ qua đó là chất liệu kính. Bởi nó quyết định đến trọng lượng, độ bền, sự linh hoạt và các tính năng mắt kính. Bạn sẽ biết kính cận làm bằng gì và chất liệu nào nên chọn khi tham khảo bài viết sau.
Gọng kính cận làm bằng gì?
Thị trường có hai loại gọng kính khác nhau là gọng kính nhựa và kim loại. Mỗi loại gọng kính đều sẽ có những đặc điểm riêng.
Chất liệu gọng kính cận nhựa
Gọng kính cận nhựa là loại gọng phổ biến nhất. Nó được áp dụng đối với nhiều loại kính cho mọi lứa tuổi khác nhau. Ưu điểm của nó là rẻ, trọng lượng nhẹ, đa dạng màu sắc, kiểu dáng. Có thể kể đến các loại gọng kính cận nhựa như TR90, Ultem, Injection, Acetate và Optyl.
TR90
TR90 ứng dụng công nghệ sản xuất của Thụy Sĩ. Đây là loại vật liệu nhựa nhiệt dẻo, đảm bảo độ bền bỉ, linh hoạt và nhẹ. Nhiều người yêu thích loại gọng này vì chúng mềm dẻo, cho phép uốn cong. Đặc điểm của sản phẩm này thích hợp với nhiều khuôn mặt khác nhau.
Bên cạnh đó, gọng kính TR90 còn có ưu điểm là độ đàn hồi lớn. Vật liệu mềm dẻo nên hạn chế tối đa tình trạng gãy vỡ. Bạn là người không cẩn thận, vứt kính bừa bãi thì TR90 là gợi ý không thể phù hợp hơn.
Cuối cùng, một điểm cộng của kính TR90 là trọng lượng nhẹ. Dù là gọng kính bản lớn nhưng khi đeo vào cũng không hề cảm giác nặng nề. Đồng thời mang lại sự thoải mái, dễ chịu dù bạn sử dụng thời gian lâu.
TR90 ứng dụng công nghệ sản xuất của Thụy Sĩ
ULTEM
Ultem là vật liệu Polyetherimide nhiệt dẻo vô định hình. Phần lớn các gọng kính Ultem đều nhẹ, mỏng, thiết kế sang trọng hơn loại gọng nhựa thường. Điểm trừ duy nhất của nó là dễ bị gãy. Vậy nên, nếu chọn gọng kính Ultem bạn phải cẩn thận hơn.
Ultem là vật liệu Polyetherimide nhiệt dẻo vô định hình
INJECTION
Đây là một vật liệu kính khá mới mẻ với trọng lượng nhẹ, màu sắc tươi sáng. Song, vì giá thành rẻ nên nó cũng có một số nhược điểm nhất định. Cụ thể, gọng kính Injection là loại nhựa đổ khuôn, không có lõi kim loại nên khá giòn, dễ gãy. Bên cạnh đó, sản phẩm có hình dáng cố định nên không thể chỉnh sửa theo hình dáng khuôn mặt.
ACETATE
Gọng Acetate được rất nhiều thương hiệu mắt kính nổi tiếng sử dụng. Nó có đệm lớp kim loại ở bên trong càng kính. Ưu điểm là bền bỉ, dễ điều chỉnh, không gây dị ứng cho người dùng. Chưa hết, gọng kính được làm bằng nhựa Acetate nên cũng có nhiều màu sắc, kiểu dáng thời trang.
OPTYL
So với Acetate thì vật liệu này có trọng lượng nhẹ hơn. Song, vì được tạo nên từ Optyle nên khó điều chỉnh, giòn và không có lõi kim loại. Hiện nay, gọng Optyle được ứng dụng nhiều vào các mẫu kính cao cấp như Dior, Gucci…
Chất liệu gọng kính kim loại
Bên cạnh nhựa, kim loại cũng là vật liệu sử dụng nhiều để làm gọng kính. Đặc biệt hay được ứng dụng đối với thiết kế kính không gọng hay nửa gọng. Nó có sự đa dạng về màu sắc, hình dáng, phòng cách, đảm bảo sự trẻ trung và sang trọng.
Gọng kim loại được xem là một tiêu chuẩn của mắt kính. Sản phẩm phù hợp với mọi lối sống, ngành nghề khác nhau. Dù độ tuổi, giới tính nào thì đều có thể sử dụng gọng kính kim loại.
ALUMINUM
Nhôm vốn dĩ có đặc tính nhẹ, mềm dẻo, chắc chắn và không bị biến dạng. Do vậy, sử dụng nó cho phép tạo nên nhiều kiểu dáng mắt kính độc đáo, đẹp mắt. Ngoài ra, một số nhà sản xuất còn trộn thêm một lượng nhỏ silicon và sắt vào nhôm. Điều này sẽ giúp tăng độ cứng cáp và bền bỉ cho gọng kính.
Nhôm vốn dĩ có đặc tính nhẹ, mềm dẻo, chắc chắn và không bị biến dạng
STAINLESS STEEL
Stainess Steel còn được gọi là thép không gỉ. Phần lớn là sắt trộn với hỗn hợp của Niken, Mangan và Crom. Đặc điểm của Stainess Steel là bóng, dễ cán mỏng và chống ăn mòn hiệu quả.
Mắt kính được làm từ Stainess Steel với ưu điểm trọng lượng nhẹ, dễ uốn cong và không gây dị ứng. Phần lớn, nó có chứa từ 10 đến 30% Crôm. Do đó mà phát huy khả năng chống ăn mòn hiệu quả, chịu nhiệt độ cao.
TITANIUM
Titanium là một vật liệu khung kim loại cao cấp cũng khá phổ biến. Gọng kính Titanium với độ bền, độ đàn hồi cao, cực nhẹ. Hiện nay, thị trường được chia làm ba loại là Titanium, Titanium Z và Excellence Titan.
Điểm khiến nhiều người yêu thích gọng kính Titanium là vì nó không bị gỉ sét. Song, cũng vì hội tụ nhiều ưu điểm mà giá gọng kính Titanium cũng đắt đỏ hơn nhiều loại kim loại khác. Bên cạnh đó, nó cũng có phần hạn chế về màu sắc.
Đeo gọng kính Titanium đảm bảo không gây dị ứng. Phần lớn, các thương hiệu mắt kính nổi tiếng trên thị trường đều sử dụng Titanium sản xuất mắt kính. Chẳng hạn như Charmant Z (dùng Titanium Z), Line Art (dùng Excellence Titan)…
Trong số các gọng kính cận thì Titanium là sản phẩm tốt nhất. Tuy nhiên, nếu tài chính không cho phép hay muốn gọng kính trẻ trung, bạn có thể chọn gọng nhựa. Điều quan trọng là khi biết kính cận làm bằng gì sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn dễ dàng hơn.
Như vậy, bạn có thể biết được gọng kính cận làm bằng gì? Loại gọng nào tốt nhất, phù hợp với yêu cầu của bạn nhất. Tuy nhiên, ngoài gọng kính thì tròng kính cũng là yếu tố cần được quan tâm. Tròng kính là yếu tố quyết định đến chức năng điều trị tật khúc xạ. Đồng thời, nó cũng ảnh hưởng đến giá cả, độ bền của mắt kính khá nhiều.
Trong số các gọng kính cận thì Titanium là sản phẩm tốt nhất
Tròng kính được làm từ những chất liệu gì?
Trước năm 1947, thủy tinh được xem là lựa chọn duy nhất để sản xuất tròng kính. Tuy nhiên, sự phát triển không ngừng của công nghệ, vật liệu tròng kính đã trở nên đa dạng hơn. Nếu bạn chưa biết tròng kính cận làm bằng gì thì hãy chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp nó.
Tròng thủy tinh
6% chính là số lượng tròng kính ít ỏi được làm bằng chất liệu thủy tinh. Sản phẩm là lựa chọn phù hợp dành cho những người có độ khúc xạ cao. Bên cạnh đó chất liệu này còn dùng để sản xuất các loại kính râm cao cấp.
Ưu điểm của tròng kính thủy tinh là độ quang học tốt. Đồng thời sản phẩm cũng đảm bảo độ trong suốt cao. Tuy nhiên, điểm trừ của tròng kính thủy tinh là nặng, dễ vỡ, khó nhuộm màu.
Tròng nhựa
So với tròng thủy tinh thì tròng nhựa nhẹ hơn nhiều. Nhờ cấu tạo của nó mà người dùng luôn có cảm giác thoải mái hơn khi sử dụng. Tròng nhựa duy trì độ bền tốt, khả năng chống va đập tương đối hiệu quả.
Bên cạnh đó, một yếu tố khiến nhiều người yêu thích tròng kính nhựa nữa đó là an toàn. Tròng kính nhựa dễ nhuộm màu hay tráng gương, đảm bảo yêu cầu về tính thẩm mỹ.
Bề mặt tròng kính nhựa được phủ lớp chống trầy xước. Vậy nên, nó khắc phục được nhược điểm của tròng kính khác đó trầy xước và dễ bám bẩn. Tròng kính cận nhựa được chia làm hai loại:
Tròng phân cực
Tròng kính này có khả năng giảm độ chói phản chiếu trên bề mặt đến mắt. Do vậy mà khi sử dụng kính có tròng phân cực đảm bảo hình ảnh rõ ràng hơn. Đa phần, tròng kính phân cực đều có khả năng chống tia cực tím. Đồng thời sản phẩm này giúp bảo vệ đôi mắt khỏe đẹp mỗi ngày.
Tráng thủy
Tráng thủy là loại tròng bên ngoài được phủ lớp bảo vệ bằng kim loại hay chất không dẫn điện. Công dụng của lớp này là giúp bề mặt kính phản chiếu ánh sáng như tấm gương. Nhờ vậy mà có khả năng ngăn chặn ánh sáng vào mắt đến 60%. So với kính mát thông thường thì nó vượt trội hơn hẳn.
Hiện nay, tròng kính phân cực hay tròng tráng thủy được ưu tiên lựa chọn nhiều hơn. Sản phẩm không những bền đẹp mà còn đảm bảo được nhiều tính năng vượt trội. Tất nhiên giá của các loại tròng kính này sẽ tỉ lệ thuận với chất lượng.
Tráng thủy là loại tròng bên ngoài được phủ lớp bảo vệ bằng kim loại hay chất không dẫn điện
Mắt kính cận làm bằng chất liệu gì không phải yếu tố duy nhất cần quan tâm khi mua kính. Tuy nhiên, qua đó bạn sẽ xác định được chất lượng của từng loại tròng kính, gọng kính. Nhờ vậy, nó giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng. Đồng thời, giúp bạn tiết kiệm chi phí mua kính và đảm bảo phát huy tốt nhất công dụng của mắt kính.
Thùy Duyên