Cách dùng kính thể thao không phải cứ bỏ tiền mua rồi tùy tiện sử dụng là được. Cũng giống như khi mua kính cận, kính mát… Mua kính thể thao cần chú ý nhiều điều để đảm bảo chọn kính phù hợp với nhu cầu dùng. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cách chọn, hướng dẫn sử dụng và bảo quản kính đúng cách. Nếu bạn là người năng động, thích tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời… Vậy thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị này nhé!
Có nên mua kính thể thao?
Thực tế, rất nhiều người thường xuyên chơi thể thao nhưng không có thói quen dùng kính. Bởi lẽ từ lâu, mắt kính được mặc định là dành cho những ai bị các bệnh về mắt. Nếu mắt tốt thì chẳng ai chịu dùng vì cho rằng kính vướng víu, nặng nề lại không cần thiết.
Suy nghĩ này không đúng đâu nhé! Kính chơi thể thao thật sự là một món phụ kiện hữu ích. Nó giúp chống chói và bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài. Như: tia UV, bụi bặm, nước mưa, côn trùng nhỏ… Nhờ đó mang đến tầm nhìn rộng và hạn chế chấn thương mắt. Thế nên, bảo vệ mắt khi chơi thể thao là việc rất cần thiết. Dù rằng giá kính thể thao loại tốt không rẻ nhưng lợi ích to lớn. Rất đáng để bạn mua dùng đấy!
Cách chọn kính thể thao cần chú ý điều gì?
Phải nhớ rằng, cách dùng kính thể thao chỉ mang lại hiệu quả cao nếu bạn chọn đúng kính. Cụ thể hơn, khi mua kính cần chú ý 2 yếu tố là: gọng kính và tròng kính. Mỗi một hoạt động thể thao khác nhau sẽ có những yêu cầu riêng biệt.
Về gọng kính, ưu tiên mua gọng kính mỏng nhẹ để không làm cản trở sự vận động của bạn. Trường hợp thích chơi thể thao mạo hiểm, có độ cao thì nên chọn chất liệu kính chịu lực tốt. Thêm nữa, một chi tiết quan trọng không kém chính là thiết kế gọng kính. Dù chọn kính cận chơi thể thao hay kính thể thao không độ… Thì các bạn cũng nên ưu tiên các mẫu gọng kính kiểu vành phủ. Nó sẽ giúp ôm sát phần đầu người dùng, giảm tia UV chiếu qua, hạn chế mắt kính bị lệch.
Riêng với những ai chọn mua kính bơi thể thao thì nên mua gọng kính nổi. Ngoài ra, rất nhiều bộ môn sử dụng mũ bảo hiểm như đua xe chẳng hạn. Các bạn phải tham khảo chi tiết này để chọn kính đeo chơi thể thao có thiết kế phù hợp.
Về tròng kính, hãy mua kính thể thao chống tia UV 100%. Riêng về chất liệu, nên mua kính nhựa Polycarbonate. Nó có khả năng chống chói, chống phản chiếu, hạn chế trầy xước và chống va đập tốt. Hoặc tròng kính PU cũng được xem là lựa chọn lý tưởng cho người chơi thể thao. Chất liệu này vừa nhẹ, vừa khó vỡ lại có độ rõ nét cao. Tuy nhiên, nhược điểm là giá kính lại đắt hơn các mẫu kính khác.
Cách dùng kính thể thao và hướng dẫn bảo quản kính
Bất kể bạn mua kính bơi hay kính đá bóng, kính chuyên dụng leo núi… Việc đầu tiên cần làm là đo mắt. Sau khi có kết quả kiểm tra thị lực sẽ quyết định nên mua kính có độ hay không độ. Thường thì quá trình đo độ và cắt lắp tròng kính chỉ mất tầm 15 – 30 phút mà thôi. Các bạn nên tìm hiểu trước thông tin và chọn những cửa hàng chuyên nghiệp để mua kính chính hãng đúng giá.
Trong quá trình dùng, tùy theo thiết kế gọng kính sẽ có cách dùng kính chơi thể thao khác nhau. Một số mẫu kính sử dụng dây đeo có thể tùy chỉnh theo kích cỡ gương mặt. Hay như các kiểu kính gọng thiết kế vành cong ôm sát mặt hạn chế rơi tuột khi vận động. Dù chọn mẫu kính gọng hay kính dây đeo thì nhẹ tay khi dùng. Càng cẩn thận càng giúp tuổi thọ kính lâu dài, không phí tiền sửa kính gãy hỏng.
Đặc biệt, không nên để kính quá lâu ở những nơi có nhiệt độ cao. Dù là kính xịn cũng dễ hỏng nếu đặt ở môi trường khắc nghiệt trong thời gian dài. Tuyệt đối không dùng móng tay để cạy vết bẩn trên tròng kính; không dùng các vật dụng thô cứng để lau kính. Trường hợp kính bị gãy chốt, xuất hiện nhiều vết xước thì nên ngưng dùng. Hãy mang kính đến những cơ sở bảo hành để sửa chữa và căn chỉnh lại nhé!
Trên đây là một vài thông tin hướng dẫn “Cách dùng kính thể thao và những lưu ý cần biết khi mua kính”. Tại TPHCM, các bạn có thể ghé đến Mắt kính Titan khi có nhu cầu: cắt kính cận, kính mát, sửa chữa kính gãy hỏng,… Hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0902815245 và Fanpage Kính thuốc. Chúng tôi sẽ tư vấn, giải đáp thắc mắc và giúp bạn chọn được sản phẩm tốt nhất.
Phong Linh